LỢI THẾ KHU CÔNG NGHIỆP

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 (giai đoạn 1) nằm tại xã Long Hiệp – huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

- Phía Bắc giáp khu dân cư hiện hữu.

- Phía Nam giáp tuyến Quốc Lộ 1 và KCN Long Hiệp II.

- Phía Đông giáp khu tái định cư và nhà ở công nhân KCN Vĩnh Lộc 2.

- Phía Tây giáp thị trấn Bến Lức.

ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU

- Nhiệt độ: Bình quân 27,2ºC. Trung bình cao nhất trong năm 29ºC. Trung bình thấp nhất trong năm 25ºC.

- Độ ẩm: Trung bình mùa khô: 77%, mùa mưa: 83%, cao nhất vào tháng 9: 84%.

- Gió: Hai hướng gió chính là gió Đông Nam và gió Tây Nam. Gió Đông Nam thổi thường xuyên từ tháng 1 đến tháng 4. Gió Tây Nam thổi từ tháng 6 đến tháng 10. Trong các tháng giao mùa có gió Đông, gió Tây và gió Nam.

- Mưa: Lượng mưa trung bình trong năm là 1.652 mm/năm, số ngày mưa cao nhất trong tháng là 19 ngày (tháng 8, 9, 10), Lượng mưa cao nhất trong ngày là 150mm, lượng mưa cao nhất trong tháng là 539 mm (tháng 10).

- Giông, bão: Giông xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11, khoảng 110 đến 115 ngày trong năm; riêng tháng 5 có thể đến 20–22 ngày/tháng. Giông thường xảy ra vào buổi trưa và chiều.

ĐỊA HÌNH

Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Nam lên Bắc, cao độ trung bình là 1,1 ÷ 0.8 (do hầu hết là đất trồng lúa).

NGUỒN NƯỚC THỦY VĂN

- Nước mặt: Khu vực xây dựng chịu ảnh hưởng trực tiếp của Sông Bến Lức và Sông Vàm Cỏ Đông. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia chảy ra biển Đông qua địa phân huyện khoảng 10km, vào mùa cạn lượng nước không đáng kể, lưu lượng trung bình 11m/h, vùng hạ lưu chịu ảnh hưởng của thủy triều. Sông Bến Lức nổi sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn qua Kênh đôi rộng 20-25m, sâu 5m chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Địa bàn huyện chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của biển Đông qua sông Vàm Cỏ Đông, chênh lệch đỉnh triều cao và thấp không lớn. Khả năng lợi dụng triều để tự chảy rất hạn chế. Tại Bến Lức, từ tháng 2 --> 5 độ mặn của sông Vàm Cỏ Đông lớn hơn 4g/lít.

- Nước ngầm: Theo tài liệu khảo sát địa chất thủy văn trên địa bàn huyện, có nước ngầm ở độ sâu 280 : 360m, lưu lượng khai thác 35 : 70m³/h, độ PH = 6,1 : 7,1 độ hạ thấp mực nước 20 : 25m. Đối với các giếng ở độ sâu 180 : 240m, Q = 5 : 20m³/h theo tài liệu phân vùng mức độ phòng phủ nước dưới đất của liên đoàn địa chất 8, trong địa bàn huyện nước ngầm có thể khai thác với dung lượng 50 : 100m³/giếng sâu > 300m.

ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Theo kết quả khảo sát địa chất, khu vực trên có nền đất yếu với lớp đất sét mềm và lớp bùn sét ở trên mặt bề dày thay đổi từ 4,2- 8,10m (TB 6m). Các lớp đất bên dưới thuộc đất sét rắn đến rất rắn là lớp đất có thể dùng để chịu lực cho công trình. Đối với các công trình trên trung bình khuyến cáo truyền tải xuống lớp đất thứ 3 bằng hệ thống cọc bê tông cốt thép.